Tổng quan Luận_cứ

Thông thường, trong các tranh luận khoa học và triết học, các luận cứ loại suy (abductive) và các luận cứ bằng phép tương tự (analogy) hay được sử dụng. Các luận cứ có thể hiệu lực hoặc không hiệu lực, tuy chính bản thân cách xác định xem một luận cứ được xếp vào loại nào thường lại có thể là một đối tượng của nhiều bàn cãi. Một cách không chính thức, người ta nên kỳ vọng rằng một luận cứ hiệu lực sẽ có sức thuyết phục theo nghĩa nó có khả năng thuyết phục người khác về tính đúng đắn của kết luận. Tuy nhiên, một tiêu chí như vậy cho tính hiệu lực không đầy đủ hoặc thậm chí còn gây lầm lẫn, do nó phụ thuộc nhiều vào kỹ năng của người xây dựng luận cứ trong việc thao túng người đang bị thuyết phục hơn là phụ thuộc vào chính luận cứ đó.

Các tiêu chí ít chủ quan hơn cho tính hiệu lực của các luận cứ thường được mong muốn hơn, và trong một số trường hợp, ta thậm chí nên kỳ vọng vào sự chặt chẽ của luận cứ. Một luận cứ chặt chẽ là luận cứ tuân theo các quy tắc chính xác của tính hiệu lực. Điều này áp dụng cho các luận cứ dùng trong các chứng minh toán học. Lưu ý rằng một chứng minh chặt chẽ không nhất thiết phải là một chứng minh hình thức.

Trong ngôn ngữ hàng ngày, người ta nói đến lôgic của một luận cứ hoặc sử dụng thuật ngữ có ý rằng một luận cứ được dựa trên các quy tắc suy luận của lôgic hình thức. Tuy một số luận cứ có sử dụng các suy luận logic một cách không thể chối cãi (chẳng hạn tam đoạn luận), các loại suy luận khác lại hầu như luôn luôn được sử dụng trong các luận cứ thực tiễn. Ví dụ, nhiều luận cứ thường chỉ nói về các vấn đề quan hệ nhân quả, xác suấtthống kê hoặc thậm chí trong các ngành chuyên biệt như kinh tế học. Trong các trường hợp đó, logic có nghĩa là cấu trúc của luận cứ thay vì các nguyên tắc của lôgic thuần túy có thể được sử dụng trong đó.

Tóm lại, luận cứ là phần khá quan trọng trong văn nghị luận